Ngày đăng : 27 Th09, 2022 lúc 23:26
Một dự án khởi nghiệp có thể có hoặc không có mentor. Tuy nhiên, theo số liệu nghiên cứu, các start-up dưới sự trợ giúp của mentor có tỷ lệ thành công là 33% trong khi tỷ lệ này ở các start-up không có mentor chỉ là 10%. Các doanh nghiệp nhỏ được mentor hỗ trợ có tỷ lệ sống sót lên đến hơn 5 năm.
Khi start-up tìm đến mentor, họ sẽ được hỏi về lý do tại sao họ lựa chọn dự án khởi nghiệp như vậy. Từ đó, mentor có thể đối chiếu với kinh nghiệm từng có, nghĩ xem mô hình kinh doanh của start-up như thế nào và đặt câu hỏi nhằm giúp start-up hiểu rõ hơn về mô hình kinh doanh của chính họ.
Bằng cách đó, mentor biết thêm về khả năng của start-up có thể thay đổi được mô hình kinh doanh không, khả năng thay đổi đó có đáp ứng được nhu cầu của thị trường hay không để ra được mô hình kinh doanh mới có khả năng nhân rộng. Sau bước đầu tiên này, chưa bao giờ mentor là người dừng lại, thường chỉ có start-up là những người có thể dừng lại hoặc đi tiếp trong môi trường khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.
Đối với các start-up, điều mà các nhà đầu tư quan tâm là họ cần phải chứng minh được mô hình kinh doanh có thể nhân rộng hay không và có thể đạt được quy mô đến mức độ nào. Trong một tổ chức thúc đẩy kinh doanh, các mentor và các nhà đầu tư thiên thần có thể hỗ trợ cho các start-up nếu họ có thể tiếp cận và thuyết phục được.
Nguồn: https://vtv.vn/truyen-hinh/khoi-nghiep-doi-moi-sang-tao-vai-tro-quan-trong-cua-mentor-doi-voi-start-up-20191224194714703.htm